
![]() |
Nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh chăm sóc trẻ có cha, mẹ là F0. (Ảnh CAND) |
Khánh Như, 13 tuổi, không bao giờ nghĩ làn sóng Covid-19 quét qua Sài Gòn có thể mang đi cả bố, mẹ và ông nội của hai chị em. Buổi học đầu tiên của Khánh Như hôm 13/9 diễn ra trong ngôi nhà của ông bà ngoại ở Trảng Bom, Đồng Nai. Mọi thứ từ quần áo, sách vở, bạn bè đều mới nhưng Như không thích cái mới."Tất cả những thứ quen thuộc với con đều ở Sài Gòn. Ngay cả tro cốt của ba mẹ và ông nội con cũng vậy", cô bé nói.
Ít nhất 1517 đứa trẻ ở TP HCM như chị em Khánh Như đã mãi mãi mất cha, mẹ hoặc cả song thân đau đớn như vậy trong đại dịch Covid-19 vẫn hằng ngày cướp đi trên dưới 200 người ở TP lớn nhất nước này. Gần 16.000 người ở đất nước này đã ra đi mãi mãi và chỉ riêng TP HCM hơn 12.000 bệnh nhân đã lìa trần bởi Covid quái ác. Con số 1517 ấy chưa chắc đã dừng lại hay phản ánh đầy đủ những tàn ác của dịch bệnh. Hàng chục ngàn gia đình phải chịu nỗi đau mất mát, ly tán tạm thời và có cả vĩnh viễn, rất nhiều đứa trẻ phải mãi thân phận mồ côi, đơn độc ở lại trần gian.
Trong số 1517 học sinh mồ côi theo thống kê của Sở GD&ĐT TP HCM ấy, hơn 490 em là học sinh tiểu học, 580 em học sinh THCS, còn lại là THPT. Con số lạnh lùng và đau xót đó đã tự nói lên hàng ngàn đứa trẻ đang tuổi cha mẹ kề bên, mái ấm sum vầy nhưng chỉ sau một đợi dịch kinh hoàng nhất đã cướp đi của chúng những gì thân thương nhất.
Làm sao cầm lòng khi đọc những dòng này “Vài tháng trước, hai chị em Như vẫn còn đủ ba mẹ và ông nội trong Chung cư Giai Việt, quận 8. Đại dịch đến, ba và mẹ lần lượt nhiễm bệnh. Sáng 20/7, mẹ Như được ông nội chở đến viện còn ba nằm ở nhà. Mẹ vừa đi khỏi thì ba trở nặng. Tối đó, khi xe cấp cứu đến, nhân viên y tế thông báo: "Ba con ngừng tim rồi". Sáng hôm sau, 6 tiếng sau khi ba qua đời, Như nhận tin mẹ đã mất. Người thân gần gũi nhất còn lại là ông nội. Nhưng ba ngày sau, nội cũng trút hơi thở cuối cùng”.
Tôi biết trong những ngày qua, cả Trung ương lẫn địa phương cố mọi cách tìm những chính sách khả dĩ nhất để hỗ trợ phần nào cho những đứa trẻ mồ côi, bỗng dưng chẳng còn cha, mẹ chỉ sau ít ngày. Tôi hiểu chòm xóm, chính quyền sở tại và những người hảo tâm cũng đang chung tay góp sức để các con vơi bớt nỗi đau còn dài. Nhưng chẳng bù đắp nào cho lại cho những đứa trẻ trơ trọi trên cõi đời này, cha không còn và có khi mẹ cũng đã ra đi.
Tôi lặng người khi đọc những dòng về con gái của một chú dân phòng qua đời vì Covid-19 mới tháng trước “Mẹ của hai bé cho biết, con trai không bộc lộ ra, nhưng Thanh cứ nghĩ về ba là nức nở. Một tháng rồi, đêm nào em cũng mở điện thoại, lặng nhìn rất lâu từng tấm ảnh. Thanh nói muốn khắc ghi gương mặt ba, sợ thời gian sẽ khiến em quên mất người cho mình cảm giác ấm áp, bình yên...”
Dịch bệnh chưa dừng lại, người thân thất nghiệp, năm học mới đã đến và hành trình tương lai còn quá dài, các con sẽ ra sao khi không có cha mẹ bên cạnh? Chính sách an sinh xã hội của nhà nước cũng có giới hạn, trợ cấp hay hỗ trợ khẩn cũng chỉ phụ giúp thêm và những ngày dài thăm thẳm phía trước mới đáng để suy ngẫm! Trong lúc này, rất cần lắm những mô hình quỹ từ thiện, tương tự như làng trẻ em S.O.S, mở ra những mái ấm tình thương, nuôi những đứa trẻ mồ côi ăn học cho đến khi ra nghề và vững vàng một chút cho tương lai.
Người đi đã đi rồi, đau thương chắc cũng phải tạm để một bên để những đứa trẻ còn lại trần gian đứng dậy và đi tới. Ngoài nỗi đau đang hiện hữu và khó khăn đang trước mắt, vết thương tinh thần của các bé cũng cần được xoa dịu và hàn gắn cho mau lành sẹo. Những chính sách của quốc gia chắc sẽ còn phải thêm nữa, những lo lắng của cộng đồng và hỗ trợ của chính quyền có lẽ chưa thể dừng lại. Nỗi đau của các con thật ra vẫn là vết thương của mọi người và chỉ khi nào tất cả dịu lại, bớt đi những dư chấn chẳng mong muốn thì chúng ta mới nguôi được nỗi buồn chung.
![]() Bắt đầu năm học mới tại khu cách ly, cậu bé Nghĩa (sinh năm 2011) là F1 của gia đình có bố mẹ và chị ... |
![]() Gia đình có người F0, F1 phải đi điều trị bệnh hoặc cách ly tập trung nên không có ai chăm lo việc nhà. Những ... |
![]() Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Lễ ký kết chương trình “Thảo thơm cơm nhà” do Công đoàn Y ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
