Nếu lương hưu tăng 15%, cuộc sống của hưu trí có nhàn hơn?
Người lao động - 21/03/2024 06:12 MINH ANH
Lựa chọn cho người đến tuổi hưu trí mà chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội |
Ông Trần Hữu Tùy (SN 1959) từng là công nhân Công ty CP Sứ thủy tinh cách điện (TP Bắc Ninh). Trước khi về hưu vào năm 2011, ông Tùy đóng bảo hiểm xã hội 28 năm. Hiện tại, mức lương hưu của ông là 5 triệu đồng/tháng.
Vợ ông Tùy - bà Lê Thị Lan (SN 1960) từng làm hành chính và đã nghỉ hưu cách đây 18 năm, theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Bà Lan hiện hưởng mức lương hưu 3,75 triệu đồng/tháng.
Ông Trần Hữu Tùy - hưu trí đang hưởng mức lương hưu 5 triệu đồng/ tháng. Ảnh: M.A |
Bà Lan chia sẻ: ''Tiền lương hưu của hai vợ chồng tôi được gần 9 triệu đồng/tháng. Số tiền đó chúng tôi dùng để chi tiêu trong tháng như: ăn uống, hiếu hỉ, phí dịch vụ căn hộ... Toàn bộ số tiền tiết kiệm đã dùng để mua căn hộ (tại Gia Lâm, Hà Nội) nên giờ cả hai vợ chồng già cũng không có nguồn dự trữ''.
Dù biết mức lương hưu thấp, khá khó khăn khi sống tại Hà Nội nhưng vợ chồng ông Tùy không thể cải thiện thu nhập do sức khỏe không cho phép.
Trên thực tế, có không ít những cán bộ, công nhân viên về hưu trong tình trạng như vợ chồng ông Tùy.
Khi có thông tin lương hưu được điều chỉnh theo hướng tăng dự kiến 15% từ ngày 1/7/2024 tới đây, vợ chồng ông Tùy và nhiều người hưu trí khác đón nhận với những tâm trạng khác nhau.
Ông Tùy nhẩm tính, với mức tăng 15%, lương hưu của ông mỗi tháng sẽ tăng thêm 750.000 đồng, vợ ông mỗi tháng sẽ tăng thêm khoảng 570.000 đồng. Số tiền này theo ông Tùy không đáng là bao khi giá cả sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Ông dẫn chứng, từ đầu năm 2024, tiền phí dịch vụ tại căn hộ ông đang ở tăng từ 3.500 đồng/m2 lên 5.000 đồng/m2, chưa kể các mặt hàng khác...
Việc điều chỉnh mức lương hưu tăng 15% của Nhà nước nhằm đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, nhất là trong bối cảnh giá cả thị trường leo thang như hiện nay. Mặc dù vậy, với những người có mức lương hưu thấp như vợ chồng ông Tùy thì mức tăng này cũng chỉ như ''muối bỏ bể''. Nhiều người đang tìm cách cải thiện thu nhập để đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Ông Đoàn Đắc Nhị (SN 1957) từng là công nhân Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Ông Nhị đóng bảo hiểm xã hội 35 năm, đã về hưu được 12 năm, hiện đang hưởng mức lương hưu 4,7 triệu đồng/ tháng.
Vợ ông là bà Đặng Thị Thảo, trước đó nghỉ việc theo diện hưởng bảo hiểm xã hội một lần nên không có lương hưu. Do vậy, ông Nhị dù đã gần 70 nhưng vẫn phải làm bảo vệ với mức thu nhập 6 triệu đồng/ tháng.
"Nếu tăng 15%, ông chỉ được thêm hơn 600 nghìn đồng. Bà lại đau ốm thường xuyên nên tính ra tổng thu nhập của hai ông bà cũng phải khéo chi tiêu lắm mới đủ", ông Nhị nói.
Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 15/3 vừa qua, về vấn đề mức tăng lương hưu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng. Ảnh minh họa: I.T |
Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024.
Với nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Ngoài áp dụng chính sách BHXH, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.
Với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
Chia sẻ về vấn đề này với Tạp chí Lao động và Công đoàn, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, người đang hưởng lương hưu thấp sẽ muốn mức tăng nhiều hơn. Nhưng vấn đề mức tăng đó có khả thi với nguồn ngân sách hiện có hay không? Việc điều chỉnh lương hưu cần hợp lý giữa 3 nhóm đối tượng được điều chỉnh, khi mà thực trạng đời sống của phần lớn người về hưu đang rất thấp.
Ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ảnh: NVCC |
Theo ông Huân, nếu điều chỉnh lương hưu ở mức thấp (tối thiểu 8%), mức cải thiện đảm bảo trượt giá và mức sống của người nghỉ hưu không được nhiều. Nó sẽ ảnh làm cho khoảng cách giữa các nhóm đối tượng về hưu trước và sau năm 1995 ngày càng chênh lệch.
Ông Huân cho rằng, phương án mức đề xuất tăng lương hưu 15% là hợp lý. Nhưng nếu Bộ Tài chính cho rằng mức tăng này sẽ dẫn đến việc vượt khả năng cân đối của ngân sách thì có thể giảm ở mức phù hợp từ 11 - 13%, còn không thể ở mức 8% như đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
"Cần cân nhắc để tìm phương án hợp lý nhất. Nên có sự thống nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức tăng", ông Huân nói.
Trợ cấp cho người có công với cách mạng sẽ tăng từ 1/7/2024 Người có công với cách mạng sẽ được tăng trợ cấp khi cải cách tiền lương thực hiện toàn diện từ ngày 1/7/2024. |
5 bảng lương mới áp dụng từ 1/7/2024 Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ xây dựng, ban hành 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức ... |
Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH: Bộ Tài chính đề nghị tính toán lại mức phù hợp Bộ Tài chính đề nghị Bộ LĐ-TB&XH xem lại đề xuất tăng lương hưu, các khoản trợ cấp vì kinh phí tăng lên vượt khả ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…