Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội cưỡng bức lao động

An toàn, vệ sinh lao động - ThS. LẠI SƠN TÙNG - Khoa Cảnh sát Kinh tế, Học viện Cảnh sát Nhân dân

Tội cưỡng bức lao động (CBLĐ) được quy định tại Điều 297 thuộc Mục 3, Chương XXI “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tội phạm này xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về sử dụng lao động (SDLĐ), được xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) thực hiện thông qua hành vi sử dụng vũ lực (SDVL), hoặc đe dọa dùng vũ lực (ĐDDVL), hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động trái ý muốn chủ quan của họ; nhằm mục đích răn đe, xử lý nghiêm minh đối với những hành vi CBLĐ đối với NLĐ. Tuy nhiên, quá trình áp dụng cho thấy quy định của pháp luật hình sự về tội danh này còn có những bất cập, hạn chế.
Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội cưỡng bức lao động

Phiên họp toàn thể Quốc hội thông qua Nghị quyết EVFTA và Nghị quyết gia nhập Công ước số 105 của ILO về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, sáng ngày 08/6/2020 tại Hà Nội. Ảnh: Duy Nghĩa.

1. Những điểm bất cập, hạn chế

Thứ nhất, hành vi CBLĐ chưa được luận giải và cụ thể hóa tại BLHS năm 2015

Tại Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người khác phải lao động…”. Thực tiễn quá trình điều tra, truy tố và xét xử cho thấy, hành vi SDVL hoặc ĐDDVL dễ áp dụng và xử lý hơn khi cơ quan có thẩm quyền chỉ cần chứng minh những yếu tố SDVL hoặc ĐDDVL của NSDLĐ. Tuy nhiên, hành vi sử dụng “các thủ đoạn khác” chưa được luận giải một cách rõ ràng, dẫn đến nhiều trường hợp các cơ quan chức năng gặp những khó khăn nhất định khi áp dụng và xử lý.

Thứ hai, về hậu quả của việc SDVL dẫn đến CBLĐ

Điều 297 BLHS năm 2015 quy định khung hình phạt của tội CBLĐ là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 12 năm tùy vào mức độ vi phạm, trong đó có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho NLĐ của NSDLĐ. Tuy nhiên, đối chiếu với các tội danh khác được quy định trong BLHS năm 2015, hành vi dùng vũ lực để CBLĐ trong tội CBLĐ với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tội cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 có thể khác nhau về mục đích, nhưng hậu quả của hai hành vi này đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân. Song, hậu quả pháp lý của hai tội danh này lại khác nhau dẫn đến tính răn đe của pháp luật bị ảnh hưởng.

Ví dụ, khi đánh giá hậu quả của hành vi SDVL dẫn đến “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” thì:

(i) Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 quy định: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%...”.

Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội cưỡng bức lao động

Tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho công nhân Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới do Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình tổ chức. Ảnh: CĐKKT Quảng Bình.

(ii) Khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015 lại quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: (a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.

Như phân tích ở trên, hậu quả của hành vi SDVL đã làm tổn hại đến sức khỏe của một cá nhân và mức độ nguy hiểm của hành vi để xác định TNHS cũng phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thương của cơ thể. So sánh quy định của hai điều luật trên cho thấy sự không công bằng và bất hợp lý đối với hai tội danh khi cùng hậu quả như nhau nhưng trách nhiệm xử lý lại khác nhau khá nhiều. Tội CBLĐ hình phạt tù tối đa là 03 năm, trong khi tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hình phạt tù tối đa là 06 năm. Quy định khác biệt trên làm giảm tính răn đe cho NSDLĐ và bất lợi hơn cho NLĐ khi Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 được áp dụng.

Thứ ba, bất cập trong việc xác định chủ thể thực hiện hành vi CBLĐ

Trong quan hệ lao động, NLĐ thường là người yếu thế và có thể là đối tượng của CBLĐ; do đó, khi nghiên cứu và xây dựng các quy định về CBLĐ, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 xác định đây là hành vi nghiêm cấm đối với NSDLĐ. Khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2019 quy định: “NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.

Tuy nhiên, quy định trên vẫn chưa thực sự đầy đủ, nhất là trong vấn đề xác định chủ thể thực hiện hành vi CBLĐ. Đối với các doanh nghiệp lớn, việc ký kết hợp đồng làm việc giữa chủ doanh nghiệp với NLĐ có thể được thực hiện bởi các đơn vị chuyên môn đại diện cho doanh nghiệp đó. Trong tình huống sẽ rất khó để xác định chủ thể thực hiện hành vi CBLĐ.

Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tội cưỡng bức lao động

Với quyết định phê chuẩn Công ước số 105, Việt Nam đang chứng tỏ cam kết mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh chống lại lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức. Ảnh: Phan Văn.

2. Kiến nghị, đề xuất

Từ những bất cập, hạn chế nêu trên, xin được kiến nghị, đề xuất:

Thứ nhất, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết, hoặc liên ngành Tư pháp Trung ương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể việc xác định hành vi dùng “thủ đoạn khác” của NSDLĐ buộc người khác phải lao động trái với ý muốn chủ quan của họ và việc xác định chủ thể thực hiện hành vi CBLĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng thống nhất trong thực tiễn, cụ thể:

Xác định hành vi dùng “thủ đoạn khác”, có thể luận giải rõ hơn việc sử dụng các hành vi ép buộc về tinh thần, ràng buộc về các điều kiện vật chất, công việc khiến cho NLĐ phải miễn cưỡng làm việc theo yêu cầu của người CBLĐ đặt ra.

Cần mở rộng phạm vi xác định chủ thể của tội CBLĐ, theo đó không chỉ bó hẹp phạm vi chỉ NSDLĐ mới có thể trở thành chủ thể thực hiện tội CBLĐ, mà còn có thể là những người khác có liên quan đến quan hệ lao động (như người quản lý, người được NSDLĐ giao thực hiện các công việc tại cơ sở có SDLĐ hoặc giữa chính những NLĐ với nhau).

Thứ hai, sửa đổi Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 theo hướng tăng mức hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm lên thành 02 năm đến 06 năm để tăng tính răn đe cho NSDLĐ và tương xứng với những tội danh có hành vi SDVL làm tổn hại đến sức khỏe của một cá nhân nhất định được quy định trong BLHS. Hướng sửa đổi Khoản 1 Điều 297 BLHS năm 2015 như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 06 năm…”.

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách

Trong bối cảnh đại dịch, cùng với hệ thống các chính sách an sinh xã hội (ASXH) tương đối đồng bộ, nhiều gói hỗ trợ ...

Thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức Thực hiện Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 2234/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số ...

Việt Nam nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định Việt Nam nỗ lực phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định

Lao động trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế, năm 2020 có 160 ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Người lao động -

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động -

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Người lao động -

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Người lao động -

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Podcast

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc về các đối tượng mạo danh là cán bộ/nhân viên doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động để lừa đảo, thu tiền của người lao động. PV Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) và ông Nguyễn Văn Vị - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Quốc tế VTC1 về vấn đề này.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Người lao động -

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

An toàn, vệ sinh lao động -

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

An toàn, vệ sinh lao động -

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

An toàn, vệ sinh lao động -

Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.